Chắc hẳn các bạn chơi thủy sinh đều hiểu và biết được tầm quan trọng của đèn led thủy sinh rồi phải không. Đây là một sản phẩm phụ kiện không thể thiếu trong bể thủy sinh và nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cây thủy sinh trong bể thủy sinh nhà bạn.
Dễ nhận thấy khi đọc một mô tả một dòng đèn hãng nào đó, các bạn sẽ thấy một biểu đồ.
Đây là một trong những thông tin khá quan trọng mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng, và thật sự thông tin mà biểu đồ này rất quan trọng với người dùng. Biểu đồ này thể hiện được thông tin mà tất cả những nhà sản xuất đèn thủy sinh hướng đến, đó là tối ưu hóa ánh sáng của đèn. Chính vì vậy, họ đầu tư rất nhiều thời gian nghiên cứu về cách kết hợp ánh sáng làm sao cho tốt nhất và từ đó gửi đến người dùng 1 biểu đồ quang phổ ấn tượng. Đây cũng chính là điểm ăn tiền nhất mà các dòng đèn hãng có thể làm được, còn các dòng đèn chế thì khó có thể làm được.
Hôm nay, mình xin gửi đến mọi người bảng ý nghĩa biểu đồ quang phổ này, vì sao nó lại có những cột màu Blu, Green, Red, các con số có ý nghĩa gì.
Ánh sáng xanh dương (B) và ánh sáng đỏ (R) sẽ giúp cây thúc đẩy quảng hợp và phát triển tốt hơn, cùng với đó sẽ giúp tạo độ trong trẻo cho nước.
Ánh sáng xanh lá (G) và đỏ (R) làm cho màu sắc của cây xanh và lá đỏ tỏa sáng, giúp cây có thể tạo lên màu sắc ấn tượng hơn, tươi hơn, dậm hơn.
=> Nếu ba màu này hoạt động cùng một lúc, màu sắc trong bể cá sẽ sinh động hơn, cây cối phát triển hơn với một màu sắc tươi và ấn tượng. Ngoài ba màu cơ bản, các màu thứ cấp như màu vàng, đỏ tím và xanh lục cũng xuất hiện sáng hơn nhiều hơn khi chúng ta sử dụng ánh sáng của đèn LED RGB.
Các màu sắc thứ cấp này đặc biệt được tạo ra để tôn lên màu sắc của các dòng cá cảnh từ đó nhấn mạnh màu của cá, và các bạn dễ thấy hơn rằng khi sử dụng các dòng đèn Led RGB cá của bạn sẽ có một màu sắc ấn tượng chứ không hề nhợt nhạt như dùng đèn trắng. Đó chính là vì các màu thứ cấp đã được tạo ra tốt hơn và ánh lên màu sắc của cá trong hồ thủy sinh của bạn.
Với tính năng này, giúp ánh sáng rất hấp dẫn với những người chụp ảnh hồ cá. Mình không phải là người quá hiểu biết về chỉ số Wavelength được đo bằng đơn vị (nm) nanomet, nên sẽ khó giải thích và sợ có thể giải thích sai. Nếu mọi người muốn tham khảo thêm thông tin về chỉ số này, có thể tham khảo thêm các tài liệu trên internet nhé.
Tiện chia sẻ về biểu đồ quang phổ, có một thông số có rất nhiều người chơi thủy sinh quan tâm đó chính là nhiệt độ màu được tính bằng Kelvin (K). Có rất nhiều người chơi thủy sinh chưa hiểu rõ về chỉ số này và như thế nào là phù hợp, vậy nên mình cũng muốn chia sẻ thêm một số thông tin về chỉ số này.
Nhiệt độ màu càng thấp, ánh sáng của đèn sẽ càng tốt đỏ và nhiệt độ màu càng cao, ánh sáng sẽ càng có sáng xanh (B).
Nhiệt độ màu phù hợp cho cây thủy sinh trong bể tốt nhất là dưới 10.000K và tốt nhất là 6500K là nhiệt độ màu tốt nhất cho cây thủy sinh. Nhiệt độ màu cao hơn 10.000K sẽ là nhiệt độ màu thiên về màu xanh lam và phù hợp với các dòng thực vật, động vật biển.
Cây lá đỏ phải hấp thu nhiều ánh sáng xanh dương và xanh lục hơn và do đó cần được chiếu sáng mạnh hơn. Lá cây xanh lục thích nghi với điều kiện chiếu sáng yếu và không đòi hỏi chiếu sáng mạnh.
Cây có lá màu xanh lục nhạt dường như không quang hợp một cách hiệu quả và thiếu chất diệp lục tố, nên cần chiếu sáng mạnh để bù đắp cho việc thiếu các tế bào diệp lục bên trong các tế bào.