Ánh sáng hồ thủy sinh ảnh hưởng đến mọi thứ: Nó thể có tăng màu sắc thực vật, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng và kiểm soát rêu hại. Chúng ta cần xác định cường độ cũng như quang phổ đèn phù hợp và loại bỏ bớt những thuật ngữ khoa học xung quanh vấn đề này.
Không có một chủ đề nào chứa nhiều thông tin sai lệch như ánh sáng bể thủy sinh/bể cá. Chúng ta lấy ví dụ có ý tưởng rằng 6500 Kelvin là phổ” lý tưởng”.
PAR (Phóng xạ hoạt động quang hợp) là thước đo chính xác nhất về “ cường độ sáng/sức mạnh” của ánh sáng với sự phát triển của thực vật – vì nó đo trực tiếp lượng sáng có sẵn cho quang hợp thực vật.
Sử dụng máy đo cho thấy bể thủy sinh này có 128 umols PAR. Các khu vực được tô bóng sẽ đo các giá trị thấp hơn. Các nhà sản xuất đèn thủy sinh thường sản xuất các bản nâng cấp để cho thấy lượng ánh sáng được tạo ra bởi một đơn vị ánh sáng ở độ sâu nước nhất định.
Mục tiêu cần đạt đến là quang phổ cân bằng với sự nhấn mạnh vào màu đỏ và màu xanh lam ( RED & BLUES) – cách chính xác là nhìn vào biểu đồ quang phổ ( nếu có được nhà sản xuất cung cấp) nếu chỉ dựa vào Kelvin thì điều này thật sự tào lao. Phổ hoạt động tốt nhất là màu đỏ ( red) và xanh lam ( blues) đậm hơn – cải thiện độ tương phản của các và cây – kích thích cây màu đỏ khoe màu tốt hơn.
Điều quan trọng là sự phân bổ ánh sáng phải phù hợp với kích thích của bể. Do vậy tùy vào bố cục/ hardscape mà bạn có thể bố trí 1 – đến nhiều thanh led hay nhiều dãy bóng T5HO có khả năng cung cấp PAR tới mọi góc trong bể – không tạo quá nhiều bóng đổ để có một chiếc bể sinh động nhất.