Tư vấn bán hàng: 070 222 2221 để được hỗ trợ
TIN TỨC Bi quyết để tạo một layout hồ thủy sinh đẹp
Để có một layout hồ thủy sinh đẹp thật sự rất kỳ công và cần một góc quan sát và thẩm mỹ nhất định. Chắc chắn các bạn cũng đã từng như mình, cảm thấy việc setup một bể thủy sinh sao thật quá khó, mặc dù cũng đã xem rất nhiều video chia sẻ, những hướng dẫn trên mạng.

     Để có một layout hồ thủy sinh đẹp thật sự rất kỳ công và cần một góc quan sát và thẩm mỹ nhất định. Chắc chắn các bạn cũng đã từng như mình, cảm thấy việc setup một bể thủy sinh sao thật quá khó, mặc dù cũng đã xem rất nhiều video chia sẻ, những hướng dẫn trên mạng. Thật ra điểm quan trong đó chính là việc chúng ta chỉ nhìn và làm theo nhưng lại không hiểu được cặn kẽ vấn đề, và vì sao người setup hồ thủy sinh lại làm như thế.

 

 

Thông điệp

     Một chủ đề khi tạo layout là cách mà người xem nhìn thấy cái mà người làm layout muốn mô phỏng. Và phải bảo đảm mọi người ai cũng hiểu được thông điệp mà chiếc bể thủy sinh của bạn đang muốn người xem cảm nhận.

 

     Ví dụ:

 

     Một chủ đề có thể là rừng, thác nước…những cảnh quan mà bạn muốn mô phỏng vào trong hồ thủy sinh. Việc có một chủ đề trước khi làm layout rất rất quan trọng, vì người xem bể không thể hiểu được người làm bể có ý tưởng gì ngay từ đầu. Phải coi người xem như một người bình thường, và phải thiết kế bể thế nào để ngay cả một đứa trẻ cũng có thể hiểu được chủ đề của bể. Nếu mà bạn phải giải thích dù chỉ một câu, tức là đã thất bại, hãy cố gắng làm mọi thứ hài hòa và đơn giản nhất, giúp người xem cảm nhận được thông điệp mà hồ thủy sinh đang truyền tải.

 

Chiều sâu

 

     Điểm khác biệt giúp tạo nên độ đẹp và điểm nhất cho bể thủy sinh đó chính là chiều sâu. Chiều sâu làm cho bể trở nên rộng hơn, có không gian, có chiều cao,… nhưng không mấy người có thể làm được điều đó và đây là một trong số những yếu tố cực quan trọng.

 

     Để tạo chiều sâu, bạn cần phải tạo được điểm cuối, điểm mà người ta hút mắt vào, điểm này nên là điểm trống thông ra phía sau. Sau đó, bạn cần làm một bể có high background, và có perspective (có cái khối chiều sâu).

 

 

Chia bố cục

 

     Thường mọi người cố gắng coi mọi bể cá như một tấm ảnh 2 chiều, rồi phân chia tỷ lệ vàng để có 4 điểm focus. Tuy nhiên, điều đó không đủ, mà phải coi nó như một bức ảnh ba chiều hình khối chữ nhật, và thiết kế để chia ba cả khối. Lúc đó, bể sẽ được chia làm nhiều layer. Thường, trong các bể cá hàng đầu, nên có 5-6 layer.

 

Bóng tối

 

     Bóng tôi có thể ra cảm giác tâm trạng, bí ẩn, sức mạnh, sự sợ hãi và điểm quan trọng nhất đó là tính tự nhiên của bể thủy sinh. Một bể cá không tạo được cảm giác đó thường khó có thể trở thành bể cá tốt.

 

 

     Để tạo ra một bóng tối, cần phải có một vật để đổ bóng? Vậy khoảng bao nhiêu? Cần nên có khoảng 30-60% bóng tối là một tỷ lệ tốt.

 

     Trước kia, người ta cho rằng bể cá càng sáng càng tốt, nhưng hiện nay, quan điểm này đã lỗi thời. Một bể cá tốt, nên có bóng tối và ánh sáng bổ sung cho nhau. Đây là sự cân bằng âm dương.

 

     Vậy cách nào tạo ra ánh sáng? Tất cả phải được khởi điểm từ điểm cuối hút mắt. Điểm cuối bắt buộc phải sáng để từ đó ánh sáng tạo hiệu ứng lan sang các khu vực khác.

 

     Những điểm mà gần với người xem, cần phải tối. Những điểm hút mắt ở xa, cần phải sáng thì mới có thể tạo ra được chiều sâu.

 

Các Tin Liên Quan
Zalo Zalo:070 222 2221 Zalo
Hotline:070 222 2221
Send SMS SMS:070 222 2221 >Nhắn tin Facebook Nhắn tin Facebook